Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Doanh nghiệp quản lý vận tải qua thiết bị giám sát hành trình

Doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) vận chuyển hàng hóa bằng container phải nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện kinh doanh vận tải, xe phải được cấp phù hiệu mới có thể tiếp tục kinh doanh. Báo Giao thông đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN xung quanh vấn đề này.


 
Tại Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp vận tải container không giấy phép đã gia nhập HTX theo đề án của Sở GTVT
Tại Hải Phòng, nhiều doanh nghiệp vận tải container không giấy phép đã gia nhập HTX theo đề án của Sở GTVT
Thưa ông, quy định điều kiện kinh doanh vận tải được coi là hàng rào kỹ thuật, nhằm loại các doanh nghiệp quá yếu kém, không đáp ứng được những điều kiện cơ bản về an toàn. Song vấn đề là doanh nghiệp vận tải của ta có xuất phát điểm rất thấp, hiện số xe không đáp ứng được điều kiện từ 1/10 này rất lớn, điều đó có nằm ngoài dự liệu của các cơ quan quản lý?

Việc quy định về điều kiện kinh doanh với DN, HTX kinh doanh vận tải (KDVT) hàng hóa bằng container đã được quy định tại Nghị định 91, có hiệu lực đã gần 4 năm nay. Đến nay, Thông tư 18 của Bộ GTVT quy định xe vận chuyển container phải có phù hiệu, là giải pháp của Nhà nước để kiểm soát vấn đề này, không phải là quy định gì mới.

Như vậy, đã có cả một quá trình dài để DN hoàn thiện điều kiện KDVT, nay phải nghiêm túc thực hiện. Trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện KDVT thuộc về người kinh doanh. 

Quy định của Nhà nước là để đảm bảo DN bình đẳng trước pháp luật, đảm bảo trật tự vận tải và trật tự ATGT. Thông qua đó, thúc đẩy lực lượng vận tải phát triển theo hướng tích tụ, hiện đại, không để tình trạng manh mún kéo dài.

Đã có rất nhiều kênh thông tin, song chúng tôi chưa nhận được phản ánh gì về vướng mắc khi cấp Giấy phép KDVT và cấp phù hiệu cho xe vận chuyển container.
 
Ông Thái Văn Chung - Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP Hồ Chí Minh kiến nghị Sở GTVT cần lùi thời gian xử phạt chính thức những xe container không có phù hiệu lại vài tháng, đồng thời tăng cường nhân lực để tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin cấp phù hiệu đúng thời gian quy định. Liên quan tới việc này, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh Dương Hồng Thanh cho biết: Hiện Thanh tra Sở chỉ mới nhắc nhở chứ chưa xử phạt xe container không có phù hiệu, doanh nghiệp không có giấy phép. Việc nhắc nhở này có thể kéo dài đến hết tháng 10/2013. 

Một vấn đề nan giải với DN là yêu cầu về trình độ chuyên môn của người trực tiếp điều hành phải có bằng Trung cấp vận tải. Để giúp tháo gỡ khó khăn, ông có hướng dẫn như thế nào cho các đối tượng này?
Để đáp ứng các điều kiện KDVT, các DN, HTX cần tích cực, khẩn trương tuyển dụng nhân sự thích hợp, có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng được yêu cầu. 

Trình độ chuyên môn người điều hành vận tải quy định là Trung cấp vận tải, hoặc cao đẳng, đại học các ngành nghề khác, thì văn bằng của rất nhiều ngành nghề như: Luật, kinh tế, kỹ thuật... đều được chấp nhận. 

Địa phương nào có DN có nhu cầu đào tạo Trung cấp vận tải thì khẩn trương liên hệ với các Hiệp hội vận tải, để phản ánh với các Sở GTVT. Khi xem xét thấy nhu cầu lớn, có thể tổ chức đào tạo Trung cấp vận tải ở từng địa phương, hoặc khu vực, học theo hình thức tại chức như các tỉnh phía Nam đã làm nhiều năm qua.
Về thiết bị định vị giám sát hành trình(định vị xe oto, thiet bi dinh vi xe may), có nhiều DN phản ánh rằng chất lượng thiết bị rất phập phù. DN lại đang lo lắng vì các nhà cung cấp của họ vừa bị Bộ GTVT quyết định đình chỉ. Vấn đề này giải quyết ra sao, thưa ông? 

Đến thời điểm này cơ bản các DN đã lắp đặt TBGSHT. Song chúng tôi cũng thấy rằng, những đơn vị có sự quan tâm đúng mức, đã lựa chọn được các nhà cung cấp có uy tín, lắp đặt được thiết bị có chất lượng tốt. Nhưng cũng có một số lượng không nhỏ những DN thiếu quan tâm, lắp đặt thiết bị chỉ để đối phó với cơ quan Nhà nước, nên tùy tiện trong lựa chọn nhà cung cấp, thiết bị kém chất lượng. 

Hiện nay, các DN buộc phải duy trì hoạt động thường xuyên của thiết bị, truyền dẫn về Trung tâm quản lý dữ liệu, nếu không đáp ứng được sẽ được chấn chỉnh, xử lý đúng quy định. 
Cảm ơn ông!
Phương Anh (Thực hiện)




Ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng Phòng Vận tải, Sở GTVT Hải Phòng:

Sẽ xử lý xe không phù hiệu


Sở GTVT TP Hải Phòng đã rà soát lại toàn bộ các DN kinh doanh vận tải container. Cùng với các cơ quan chức năng của Bộ GTVT và các đơn vị trên địa bàn Thành phố, Sở đã tuyên truyền đến các DN việc thực hiện đủ các quy định để được cấp phù hiệu. Do đó, các DN này đã thay đổi một cách tích cực về nhận thức, thực hiện đúng các yêu cầu của Sở GTVT và Bộ GTVT. Đối với các DN thẩm định hồ sơ chậm, Sở sẽ tạo điều kiện cho “nợ” để hoàn thành đúng theo thời gian quy định. Đối với các DN cố tình không thực hiện, Sở GTVT và các cơ quan chức năng sẽ phạt theo Nghị định.


Trước đó, để hỗ trợ DN, không để quyết định cấm xe container không đủ điều kiện vận hành làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa tại cảng, Hải Phòng đã có nhiều biện pháp.


Cụ thể, đối với các DN nhỏ lẻ, ít xe, không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định, Sở đã cùng các cơ quan, ban, ngành xúc tiến việc lập HTX kinh doanh đường bộ. Cuối tháng 9/2013, HTX này đã chính thức được cấp chứng nhận kinh doanh. HTX đã tích cực, khẩn trương tuyên truyền kết nạp thành viên là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, cá thể.  


Lực lượng thanh tra cũng đã xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát xe container không có phù hiệu chạy trên đường từ 1/10. Ngày 4/10 tới, Sở GTVT TP Hải Phòng và Công an Thành phố cũng sẽ có cuộc họp phối hợp để siết chặt quản lý và xử phạt.


H.Lâm


Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội hàng hóa Hải Phòng: 

20 doanh nghiệp chưa có giấy phép đã vào HTX


Hải Phòng đã rất quyết liệt, chỉ đạo các ban, ngành hỗ trợ nên ngày 26/9, HTX đầu tiên “gom” các DN chưa có giấy phép đã được thành lập với tên gọi HTX Vận tải hàng hóa Hải Phòng. Đã có hơn 20 doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh tham gia HTX và tới đây sẽ còn nhiều đơn vị nữa. Xe chở container của HTX sẽ được cấp phù hiệu. Theo tôi, các quy định về điều kiện vận tải hàng container mới đây là rất tốt, đã xác định rõ cho DN vận tải con đường đi, đó là phải tích tụ lại trên quy mô chấp nhận được, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về quản lý, đảm bảo các điều kiện về an toàn.
xem thêm : dinh vi xe may chống trộm, thiet bi dinh vi giám sát hành trình xe

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Khai thông tuyến xe buyt xã hội hoá

Ngày 01/10, Sở GTVT Đà Nẵng đã tổ chức khai trương tuyến xe buýt Thọ Quang - Đại Chánh vào sáng 1/11. Đây là tuyến xe buýt đầu tiên theo Đề án xã hội hoá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của TP Đà Nẵng.
Phát biểu tại buổi khai chương ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng, cho biết: Hiện nay, Tp.Đà Nẵng có 5 tuyến xe buýt trợ trợ giá, mới đáp ứng khoảng 0,9% nhu cầu đi lại của nhân dân. Vì vậy, ngày 15/10/2012, UBND TP Đà Nẵng đã có Quyết định 8429/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xã hội hoá hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP. 
Cắt băng khai chương tuyến
Cắt băng khai chương tuyến
Sau một thời gian xúc tiến triển khai thực hiện đề án xã hội hoá, ngày 1/8/2013, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn số 6691/UBND-QLĐTh phê duyệt tuyến xe buýt liền kề Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) - Đại Chánh (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) và ngược lại với sự tham gia của HTX Dịch vụ vận tải Hải Vân (Đà Nẵng) và Công ty cổ phần giao thông vận tải Quảng Nam. Đây là tuyến xe buýt thứ 9 được mở tại Đà Nẵng song là tuyến xe buýt đầu tiên thực hiện theo đề án xã hội hoá, nhà nước hoàn toàn không trợ giá. Đây là tuyến xe buýt không chỉ khởi đầu thực hiện đề án xã hội hoá mà tuyến xe buýt Thọ Quang - Đại Chánh còn làm tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xe buýt nhanh BRT tại Đà Nẵng. 
Chiều dài toàn tuyến xe buýt Thọ Quang - Đại Chánh là 59km, điểm đầu tại ngã ba đường Phan Vinh - Hoàng Sa (phường Thọ Quang) và điểm cuối tại bến xe Đại Chánh (huyện Đại Lộc) với 35 điểm dừng đón, trả khách chiều đi và 34 điểm dừng đón, trả khách chiều về.
Đơn vị khai thác cam kết khai thác tốt tuyến xe buýt này
Đơn vị khai thác cam kết khai thác tốt tuyến xe buýt này
Có tổng cộng 14 xe buýt loại B40 (26 ghế ngồi, 16 chỗ đứng) và B50 (26 ghế ngồi, 26 chỗ đứng) sơn màu vàng hoạt động trên tuyến này với 24 chuyến xe/ngày (tổng cộng là 48 chuyến/ngày trên cả chiều đi và về). Tần suất chạy xe 20 - 30 phút/chuyến. Thời gian hoạt động từ 05h15 - 16h30 hàng ngày. Giá vé suốt tuyến 25.000 đồng.
Cũng theo ông Đặng Việt Dũng: Dịch vụ trên tuyến xe buýt này cũng được cải thiện nhiều hơn so với trước đây, như thông báo trạm dừng kế tiếp cho hành khách biết; quản lý chặt chẽ hoạt động của xe buýt bằng thiết bị định vị giám sát hành trình(định vị oto, định vị xe máy) để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đúng giờ, đón trả khách đúng nơi quy định... 
Những hành khách đầu tiên
Những hành khách đầu tiên
Tuyến xe buýt này đi qua Trung tâm Hành chính Đà Nẵng theo đúng chủ trương của UBND TP nhằm giúp giảm thiểu phương tiện cá nhân, nâng cao ý thức tham gia giao thông công cộng bằng xe buýt của cán bộ, công chức TP; đi qua chợ đầu mối thuỷ sản và KCN dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang để giúp dẹp nạn xe dù ngoại tỉnh hoạt động dai dẳng ở khu vực này lâu nay; và tạo sự kết nối giữa các xã của huyện Điện Bàn và 8 xã vùng B huyện Đại Lộc (Quảng Nam) với TP Đà Nẵng.
xem thêm : thiet bi dinh vi , định vị xe máy chống trộm, giám sát xe


Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Lái xe không được lái quá 4 tiếng liên tục

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản tăng cường quản lý hoạt động của xe khách giường nằm và xe khách chạy đêm, theo đó với xe có hành trình chạy liên tục từ 4 tiếng trở lên, đơn vị kinh doanh vận tải phải bố trí đảm bảo mỗi lái xe chỉ lái liên tục tối đa 4 tiếng sau đó phải thay ca cho lái xe khác (thời điểm chạy đêm tính từ 8h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau).

Ảnh: Xuân Đoàn
Ảnh: Xuân Đoàn
Theo Văn bản số 12098/BGTVT-VT gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; các Vụ: Khoa học - Công nghệ, An toàn giao thông; Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô khảo sát kỹ điều kiện kết cấu hạ tầng trên tuyến đường, nghiên cứu xây dựng phương án hoạt động trong đó có phương án sử dụng xe giường nằm phù hợp đối với điều kiện của mỗi tuyến đường, đặc biệt các tuyến đường đèo dốc, quanh co, có tầm nhìn hạn chế....
Các đơn vị thông qua thiết bị định vị giám sát hành(định vị oto, định vị xe máy) trình kiểm tra, xử lý việc thực hiện bố trí ca lái chạy xe theo quy định; đồng thời tuyên truyền, nhắc nhở các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và lái xe thực hiện. Các đơn vị tổng hợp tình hình thực hiện, các vướng mắc, khó khăn và đề xuất biện pháp tăng cường quản lý đối với loại xe này để báo cáo về Bộ GTVT trước 30/11/2013 (qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam).

Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu đề xuất các quy định quản lý xe giường nằm, xe chạy đêm và đưa vào dự thảo Nghị định của Chính phủ thay thế Nghị định 91/2009/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Tổng hợp số lượng xe khách giường nằm, đơn vị vận tải hành khách có xe giường nằm hoạt động và tình hình thực hiện, các khó khăn, vướng mắc và kiến nghị từ các Sở GTVT để báo cáo Bộ GTVT (qua Vụ Vận tải) trước 15/12/2013.

Bộ giao Vụ An toàn giao thông chủ trì phối hợp với Vụ Vận tải và các đơn vị có liên quan nghiên cứu điều chỉnh quy định về giới hạn tốc độ của xe khách giường nằm và các phương tiện khác khi chạy ban đêm; triển khai thực hiện trước 30/11/2013.

Trong tháng 11/2013, Vụ Khoa học - Công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam phân tích, thử nghiệm, có đánh giá về điều kiện an toàn kỹ thuật của xe giường nằm khi hoạt động thực tế; nghiên cứu đề xuất các quy định chặt chẽ hơn trong công tác kiểm định, quy định về điều kiện an toàn kỹ thuật khi tham gia giao thông đối với xe khách giường nằm, đặc biệt đối với xe hoán cải, cải tạo từ xe ghế ngồi sang xe giường nằm.

xem thêm : dinh vi xe may chống trộm, thiet bi dinh vi giám sát hành trình xe 

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

GTVT mở thêm nhiều xe chất lượng cao để giảm tai nạn

Để ngăn chặn tai nạn từ việc các nhà xe nhỏ lẻ chạy đua tranh giành khách, Quảng Ngãi vừa tổ chức tuyến xe chất lượng cao Quảng Ngãi - Đà Nẵng với sự tham gia của tất cả các nhà xe trên tuyến. 
 
Xe 16 chỗ chở đến 32 người, dừng đỗ đón khách tại bến cóc là nguy cơ khiến TNGT tăng cao
Xe 16 chỗ chở đến 32 người, dừng đỗ đón khách tại bến cóc là nguy cơ khiến TNGT tăng cao

Ám ảnh tai nạn xe khách

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, xe khách từ Đà Nẵng đi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định luôn là nỗi ám ảnh với hành khách. Nhất là xe 16 chỗ, tài xế loại xe này thường xuyên nhồi nhét khách gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi quy định. Hàng ngày, các xe thi nhau đua tốc độ tranh giành khách, tạo thành những bến cóc tại các trung tâm dân cư dọc tuyến. Chính người viết bài này đã từng đi trên những chuyến xe tài xế mải đua tranh khách đã chạy xe tới tốc độ 110km/h.

Trong tháng 11/2013, khi cả miền Trung đang chạy đua chống siêu bão Haiyan, thì trên QL1A đã xảy ra 2 vụ TNGT do xe khách 16 chỗ gây ra. Khoảng 17h chiều 9/11, tại Quảng Nam, xe khách BKS 77B - 006.49 do Nguyễn Đức Hòa (34 tuổi, quê Bình Định) điều khiển chạy tuyến Quy Nhơn - Đà Nẵng. Khi đến địa phận xã Điện An, xe mất lái, lao thẳng xuống vực làm 5 người bị thương nặng.

Tối cùng ngày, trên đoạn qua địa bàn xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, nữ phóng viên Nguyễn Thị Hồng Sen (công tác tại Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ) trên đường tác nghiệp đưa tin về siêu bão Haiyen bị xe khách 16 chỗ BKS 77B-009.88 tông vào phía đuôi xe gắn máy. Chị bị hất văng hơn 10m và  tử vong.
Gom xe vào Hợp tác xã

Trước thực trạng vận tải khách trên tuyến có nhiều bất cập, tháng 9/2013, lãnh đạo  Sở GTVT Quảng Ngãi đề nghị và được Sở GTVT Đà Nẵng thống nhất việc tổ chức một tuyến vận tải khách liên tỉnh chất lượng cao. Theo đó, từ ngày 1/10/2013, tuyến vận tải khách chất lượng cao Quảng Ngãi - Đà Nẵng bắt đầu hoạt động với 48 đầu xe, trong đó Quảng Ngãi có 26 xe và Đà Nẵng có 22 xe 16 chỗ ngồi. Chuyến đầu tiên xuất bến tại Quảng Ngãi lúc 4h sáng và kết thúc lúc 11h trưa; tần suất chạy xe 15 phút/chuyến; tốc độ lữ hành 50km/h. Giá vé suốt tuyến là 95.000 đồng/hành khách.
 
Trả lời câu hỏi của PV vì sao Đà Nẵng chưa đưa vào hoạt động mô hình xe khách chất lượng cao, ông Nguyễn Xuân Ba - Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cho biết: Việc Quảng Ngãi tổ chức tuyến xe chất lượng cao Quảng Ngãi - Đà Nẵng là nhu cầu của tỉnh Quảng Ngãi. Còn đối với các xe khách tuyến này thuộc Đà Nẵng quản lý vẫn hoạt động ổn định theo quy trình trước đến nay, không có trở ngại, nên không cần thay đổi mô hình hoạt động tuyến.
Ngoài 2 bến xe Quảng Ngãi và Đà Nẵng, trên tuyến thuộc địa phận Quảng Ngãi có 4 điểm nhà chờ hành khách và tổ chức bán vé. Tuy nhiên, đến nay mới có Quảng Ngãi vận hành thành công mô hình này. 
Theo ông Lê Hải - Phó Chánh văn phòng Ban ATGT Quảng Ngãi, đây là mô hình mới bảo đảm tốt công tác ATGT trên tuyến. Tất cả 26 xe khách chạy tuyến Quảng Ngãi - Đà Nẵng đã tập hợp thành lập một hợp tác xã mới lấy tên HTX Vận tải Thống Nhất Quảng Ngãi. Trước khi xuất bến, các phương tiện phải đảm bảo chất lượng, niên hạn sử dụng, các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, niêm yết giá cước công khai… 

Ông Lê Chí Thạnh - Chủ nhiệm HTX Vận tải Thống Nhất Quảng Ngãi cho biết: “Chúng tôi bố trí 2 nhân viên chuyên theo dõi kiểm soát các xe khách thông qua thiết bị định vị giám sát hành trình(định vị oto, định vị xe máy). Các xe xuất bến cách nhau 15 phút, không được vòng vo đón khách, không được chở quá số người quy định, có phục vụ khăn, nước uống cho hành khách”.

Anh Bùi Hoàng Tộc - lái xe của HTX vui vẻ nói: “Trước kia, ngày nào cũng phải tranh giành khách, vòng vo, rồi thuê “cò” đón khách. Có khi phải đua tốc độ tới 120km/h. Bây giờ, xuất bến rồi chạy xe đúng quy định, không lo vợt khách, đỡ sợ tai nạn. Lượng hành khách lúc nào cũng đều đều bảo đảm có lãi cho chủ xe”.