Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Tai nạn giao thông giảm đáng kể nhờ thiết bị định vị oto

Siết chặt việc lắp đặt, quản lý dữ diệu của thiết bị định vị oto giám sát hành trình (hộp đen) được bộ Giao thông vận tải (GTVT) coi là “một giải pháp đột phá nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng”, khi mà các vụ tai nạn thảm khốc đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt đối với xe khách, xe tải.

“Tai nạn chắc chắn giảm”

Theo thống kê của bộ GTVT, tháng 5 vừa qua (từ 16.4 – 16.5) cả nước xảy ra hơn 2.400 vụ tai nạn, làm chết gần 800 người. So với tháng 4, dù giảm 82 vụ nhưng lại tăng 20 người chết. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, số người chết cũng tăng 16 người. Bộ trưởng Vũ Đức Đam, tại buổi họp báo ngày 26.5, đã tỏ ra rất sốt ruột: “Số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông như chiến tranh. Khi dịch tay chân miệng xảy ra, số người chết cũng chỉ chục người, nói thế không phải là xem nhẹ dịch bệnh mà để thấy rằng tai nạn giao thông là rất nghiêm trọng”.
Lắp đặt hộp đen vào xe ô-tô

Phân tích số liệu các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng của bộ GTVT cho thấy nguyên nhân chính do vi phạm tốc độ, sai phần đường, vượt không đúng quy định chiếm 50 – 60%. Đáng chú ý, ba nguyên nhân gây tai nạn nói trên hoàn toàn có thể bị hộp đen đủ tiêu chuẩn (chiếu theo quy chuẩn bộ GTVT đã ban hành) phát hiện, để cảnh báo đến tài xế. Vấn đề là, doanh nghiệp vận tải có lắp hộp đen đủ tiêu chuẩn, có bộ phận theo dõi dữ liệu để giám sát và gửi thông điệp cảnh báo đến tài xế hay không?!

Kết quả đợt kiểm tra đầu tiên của bộ GTVT về thiết bị giám sát hành trình tại bảy doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh cho thấy: không ít doanh nghiệp chỉ đối phó, lắp hộp đen với mục đích để đủ điều kiện hoạt động vận tải chứ không hề thực hiện hoặc không duy trì việc quản lý, khai thác thông tin. “Ví dụ như kiểm tra khoảng 50 xe từ hộp đen trong mười ngày phát hiện 1.157 vi phạm về tốc độ, xe chạy tốc độ cao nhất lên đến 126km/h; hoặc có doanh nghiệp lựa chọn hộp đen từ… mười đối tác cung cấp khác nhau nên cập nhật dữ liệu, lưu trữ không thể đồng bộ, hiệu quả”, ông Nguyễn Văn Huyện, chánh thanh tra bộ GTVT, cho biết.

Kết quả kiểm tra này khiến bộ trưởng Đinh La Thăng không khỏi lo ngại: “Tình trạng các phương tiện chở khách tuyến cố định chạy quá tốc độ diễn ra thường xuyên, điều này tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông đường bộ”. Còn phó chủ tịch uỷ ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp thì không chỉ lo mà dẫn số liệu: có đến 90% xe gây tai nạn nghiêm trọng trong diện phải lắp hộp đen. “Vì thế nếu quản lý xử lý thông tin từ hộp đen chặt chẽ thì tôi tin tai nạn giao thông sẽ giảm”, ông khẳng định.

Sẽ mở rộng đối tượng phải lắp hộp đen

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cũng thừa nhận, pháp luật hiện nay chưa có quy định cho phép cơ quan nhà nước, như cảnh sát giao thông, được trích xuất dữ liệu để xử phạt, vì vậy, muốn xử phạt từ dữ liệu hộp đen thì sẽ phải bổ sung thiết bị này vào danh mục các thiết bị nghiệp vụ của ngành công an (tương tự như máy bắn tốc độ hoặc máy đo nồng độ cồn – PV) thì mới xử phạt được. Tuy nhiên, trong quy định, các cơ quan quản lý nhà nước có đủ thẩm quyền truy cập máy chủ để trích xuất 6 thông tin bắt buộc đã được quy định dùng trong công tác quản lý nhà nước, từ đó có thể xử lý đình chỉ, rút giấy phép kinh doanh hoặc thu phù hiệu đối với doanh nghiệp vi phạm nhiều lần. “Khi bị rút giấy phép, đình chỉ hoạt động thì còn thiệt hại hơn cho doanh nghiệp nếu so với xử phạt hành chính. Vì thế, tôi hy vọng sau ngày 1.7, khi cơ quản quản lý dùng thông tin chiết xuất từ hộp đen để quản lý thì vi phạm sẽ ít đi, tai nạn sẽ giảm”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

Theo vụ trưởng vụ Vận tải (bộ GTVT) Khuất Việt Hùng, hiện có 48.000 phương tiện vận tải trong diện phải lắp dinh vi oto (gồm ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch, xe container), nhưng trong lần sửa đổi nghị định 91 về điều kiện kinh doanh vận tải tới đây, bộ sẽ mở rộng diện xe phải lắp hộp đen với cả taxi lẫn xe tải. Tới đây, cơ quan Quản lý sẽ không phải vào tận máy chủ của doanh nghiệp để chiết xuất dữ liệu, mà việc giám sát này hoàn toàn được thực hiện ngay tại trung tâm quản lý thông tin vận tải đường bộ của bộ GTVT. “Theo đề án xây dựng trung tâm mà chúng tôi đang thực hiện thì toàn bộ dữ liệu sẽ được truyền trực tuyến về trung tâm và trung tâm sẽ tập hợp báo cáo bộ GTVT, uỷ ban An toàn giao thông và các đơn vị khác như sở GTVT để tiến hành xử lý trong thẩm quyền”, ông Hùng nói. Ngoài ra, theo ông Hiệp, thông tin về các nhà xe vi phạm sẽ gửi cho các cơ quan truyền thông hàng ngày để công khai các đơn vị này.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thanh, chủ tịch hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, để tránh tình trạng lắp đặt đối phó ở các doanh nghiệp vận tải nhỏ, trước hết bộ GTVT cần nắm chặt “đầu ra” là 52 doanh nghiệp cung cấp thiết bị hộp đen. “Vì tôi biết có doanh nghiệp được cấp chứng nhận hợp quy nhưng sau đó thiết bị đem lắp cho doanh nghiệp lại không đạt, vậy phải làm rõ có xin xỏ chạy chọt dấu hợp quy rồi đưa hàng kém chất lượng vào không. Thêm vào đó, có đơn vị cung cấp lại qua trung tâm đăng kiểm, “tạo điều kiện” cho nhà xe khi đi đăng kiểm xe nếu mua hộp đen do đăng kiểm giới thiệu”, ông Thanh nói. Vị này cho rằng, khi siết chặt được đầu ra, công khai doanh nghiệp cung cấp có chất lượng mà các doanh nghiệp vẫn lắp đặt đối phó thì xử thật mạnh, như thu phù hiệu, đình chỉ hoạt động thì họ cũng không dám kêu. “Còn nếu cứ chăm chăm thanh tra doanh nghiệp vận tải mà không xử lý được doanh nghiệp cung cấp thì cũng như câu chuyện đòi phạt người đội mũ bảo hiểm giả trong khi vẫn còn nhà sản xuất mũ kém chất lượng, tức đi hớt ngọn mà không lo chặt gốc. Hơn nữa, doanh nghiệp cung cấp hộp đen chỉ 52 mà doanh nghiệp vận tải có đến hàng chục ngàn thì “nắm” ai dễ hơn”?, ông Thanh đặt câu hỏi.
Theo SGTT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét